Các quốc gia vùng nhiệt đới tại Thế vận hội Mùa đông
Các quốc gia vùng nhiệt đới tại Thế vận hội Mùa đông

Các quốc gia vùng nhiệt đới tại Thế vận hội Mùa đông

Một số quốc gia vùng nhiệt đới đã từng tham gia Thế vận hội Mùa đông dù không có điều kiện về khí hậu để phát triển các môn thể thao mùa đông. Một phần bởi lý do đó, sự góp mặt của các quốc gia này là chủ đề của những câu chuyện nhân cảm trong suốt thời gian các đại hội diễn ra.[1][2][3]Chưa quốc gia vùng nhiệt đới nào từng giành được huy chương Thế vận hội Mùa đông[cần dẫn nguồn].Quốc gia có khí hậu ấm áp - chưa phải nhiệt đới - đầu tiên tham gia Thế vận hội Mùa đông là México. Phần lớn lãnh thổ México nằm ở phía bắc chí tuyến Bắc và có khí hậu ôn đới hải dương hoặc khí hậu bán hoang mạc, do vậy không hoàn toàn là nước nhiệt đới. México xuất hiện lần đầu tại Thế vận hội Mùa đông vào năm 1928[4] với một đội xe trượt lòng máng năm người, xếp thứ 11 trong tổng số 23 đội của môn này.[5] México không tham gia đại hội trở lại cho tới tận Thế vận hội Mùa đông 1984.[6]Quốc gia đầu tiên đến từ vùng nhiệt đới thực sự là Philippines, nước này đã gửi hai vận động viên trượt tuyết đổ đèo tới Thế vận hội Mùa đông 1972Sapporo, Nhật Bản.[7] Ben Nanasca đứng thứ 42 nội dung trượt tuyết dích dắc lớn (trong số 73 vận động viên) và Juan Cipriano không hoàn thành phần thi. Còn ở nội dung trượt tuyết dích dắc, cả hai đều không thể hoàn thành. Costa Rica trở thành nước nhiệt đới thứ hai tham gia Thế vận hội Mùa đông vào năm 1980Lake Placid, New York,[8] với vận động viên cũng thi đấu môn trượt tuyết đổ đèo, Arturo Kinch. Kinch tiếp tục đại diện Costa Rica tranh tài tại ba kỳ Thế vận hội Mùa đông nữa, gồm cả kỳ năm 2006, khi đã 49 tuổi. Lần này anh kết thúc ở vị trí thứ 96 nội dung trượt tuyết băng đồng 15 km, xếp trên duy nhất một vận động viên Thái Lan (cũng là một quốc gia nhiệt đới), Prawat Nagvajara.[3][9]Thế vận hội Mùa đông 1988 tổ chức ở Calgary, Alberta, Canada thu hút nhiều quốc gia vùng nhiệt đới tham dự, gồm Costa Rica, Fiji, Guam, Guatemala, Jamaica, Antille thuộc Hà Lan,Philippines, Puerto Rico, và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ.[10] Đội tuyển xe trượt lòng máng Jamaica trở thành một hiện tượng được yêu thích trong kỳ đại hội này[11] và cũng là nguồn cảm hứng cho bộ phim năm 1993 tựa đề Cool Runnings. Tại Thế vận hội Mùa đông 1994 vào sáu năm sau, tuyển xe trượt lòng máng Jamaica đứng thứ mười bốn, một thành tích đáng khen ngợi, xếp trên cả đội Hoa Kỳ và Nga; một vận động viên xe trượt lòng máng người Jamaica là Lascelles Brown lại mang về tấm huy chương bạc cho Canada vào năm 2006.Thế vận hội Mùa đông 2006Turin, Ý chứng kiến sự xuất hiện lần đầu của Ethiopia[2]Madagascar.[12] Thế vận hội Mùa đông 2010Vancouver, British Columbia, Canada tiếp tục là các đoàn Quần đảo Cayman, Colombia, Peru,[13]Ghana.[14] Thế vận hội Mùa đông 2014 có sự tham gia lần đầu tiên của Dominica, Paraguay, Đông Timor, Togo, TongaZimbabwe. Thế vận hội Mùa đông 2018 có thêm các đại diện đến từ Ecuador, Eritrea, MalaysiaSingapore.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các quốc gia vùng nhiệt đới tại Thế vận hội Mùa đông http://www.radioaustralianews.net.au/stories/20100... http://edition.cnn.com/2010/SPORT/02/26/winter.oly... http://www.infoplease.com/spot/winter-olympics-war... http://seattletimes.nwsource.com/html/olympics/201... http://www.vancouversun.com/sports/Tonga+chosen+ta... http://www.la84foundation.org/6oic/OfficialReports... http://www.la84foundation.org/6oic/OfficialReports... http://www.la84foundation.org/6oic/OfficialReports... http://www.la84foundation.org/6oic/OfficialReports... http://www.la84foundation.org/6oic/OfficialReports...